13 phút đọc
- Pi network là gì?
- Dự án Pi network
- Pi network do ai sáng lập?
- Nicolas Kokkalis
- Chengdiao Fan
- Pi network dùng để làm gì?
- KYC Pi network là gì?
- Pi network lừa đảo không?
- Pi network có từ bao giờ?
- Pi network của nước nào?
- Pi network bao giờ lên sàn?
- Sàn giao dịch mua bán Pi network
- Pi network lên sàn Binance chưa?
- Pi network bán ở đâu?
- Giá đồng pi network hôm nay
- Pi network đăng ký ra sao?
Pi network là gì?
Pi Network về cơ bản là một hệ sinh thái blockchain trực tuyến có thể truy cập toàn cầu. Mạng lưới này sử dụng đồng “Pi” để trao đổi.
Pi là một loại tiền điện tử mới dành mà bạn có thể “đào” miễn phí trên điện thoại của mình một cách đơn giản.
Còn tiền điện tử là một dạng tiền kỹ thuật số mới được duy trì và bảo mật bởi cộng đồng, thay vì bởi chính phủ hoặc ngân hàng.
Dự án Pi network
Pi là một nỗ lực thực sự của một nhóm sinh viên tốt nghiệp từ Đại học Stanford nhằm cung cấp cho mọi người khả năng tiếp cận nhiều hơn với tiền điện tử. Nhóm nòng cốt của Pi được lãnh đạo bởi một nhóm gồm những nhà đổi mới ban đầu về blockchain và điện toán xã hội. Những người này có bằng Tiến sĩ từ Đại học Stanford.
Pi network do ai sáng lập?
Pi Network được chính thức phát hành vào ngày 14/03/2019. Ngày này còn có tên gọi là Pi Day.
Nicolas Kokkalis
Chengdiao Fan
Tiến sỹ Nicolas Kokkalis
Tiến sĩ Nicolas Kokkalis là Tiến sĩ Stanford và là người hướng dẫn lớp ứng dụng phi tập trung đầu tiên của Stanford, CS359B, vào năm 2018. Công việc của ông tập trung vào việc kết hợp các hệ thống phân tán và tương tác máy tính của con người để mang tiền điện tử đến với người dân hàng ngày.
Ông ấy bắt đầu với bằng Cử nhân và Thạc sĩ về Khoa học Máy tính, điều này đã giúp anh ấy lấy được bằng Tiến sĩ. tại Đại học Stanford và sau đó tiếp tục làm Học giả sau tiến sĩ ở khoa Khoa học Máy tính ở đó.
Trong và sau công việc tiến sĩ của mình, Nicolas đã tạo ra một khuôn khổ ban đầu để viết smart contract (hợp đồng thông minh) trên các hệ thống phân tán có khả năng chịu lỗi và nhiều sản phẩm tập trung vào con người, bao gồm các ứng dụng xã hội trực tuyến với hơn 20 triệu người dùng và trợ lý email được hỗ trợ bởi cộng đồng.
Tiến sỹ Chengdiao Fan
Tiến sĩ Chengdiao Fan là Tiến sĩ Khoa học Nhân chủng học của Stanford, khai thác điện toán xã hội để giải phóng tiềm năng của con người trên quy mô toàn cầu.
Chengdiao đã hoàn thành bằng tiến sĩ. Tiến sĩ Khoa học Nhân chủng học tại Đại học Stanford, với chuyên môn về nghiên cứu hành vi con người và nhóm người, đồng thời sở thích nghiên cứu sau này của cô tập trung vào tương tác giữa con người với máy tính và điện toán xã hội – đặc biệt là cách chúng ta sử dụng công nghệ để tác động tích cực đến hành vi và xã hội của con người.
Pi network dùng để làm gì?
Pi network là một mạng lưới blockchain vận hành đồng Pi. Trong đó, để tạo ra một nút mới trong chuỗi khối blockchain sẽ cần có các nút (~người tham gia) xác thực giao dịch này. Như vậy, bạn đào Pi bằng cách đóng góp vào xác thực giao dịch. Công sức này giúp đa dạng cho hệ sinh thái, cụ thể là giúp bảo mật chuỗi khối, phát triển mạng đáng tin cậy của Pi, chạy Nút và tương tác với hệ sinh thái ứng dụng Pi.
Ứng dụng đào Pi trên điện thoại được phát hành miễn phí tại Google Play và App stores của Apple.
KYC Pi network là gì?
KYC được viết tắt từ Know Your Customer, nghĩa là thấu hiểu khách hàng của bạn. Đây là quy trình xác minh danh tính của khách hàng trong ngành tài chính, ngân hàng. Mục đích của quy trình này là đảm bảo những khách hàng đăng ký đều là người thật. KYC Pi Network có 2 mục đích chính.
- KYC Pi Network dùng để xác thực danh tính của bạn với vai trò là người tham gia vào mạng lưới Pi. Đây cũng là tài liệu gốc để hệ thống đối chiếu sau này. Lý do chính là bởi vì Tiền kỹ thuật số có giá trị rất cao. Nhưng đồng thời nó mang tính ẩn danh. Cho nên, để tránh lừa đảo và tranh chấp về sau thì Pi Network cần công khai thông tin của bạn ngay từ lần tham gia đầu.
- KYC Pi Network giúp đảm bảo an ninh và an toàn cho tài sản kỹ thuật số (như Pi) của bạn trước các rủi ro hacker và đánh mất thông tin.
Pi network lừa đảo không?
Nhiều người nghĩ Pi Network lừa đảo vì đòi yêu cầu xác minh KYC. Trong thực tế, đây là một quy trình xác thực danh tính bắt buộc. Khi tham gia giao dịch, nhà đầu tư sẽ được yêu cầu cung cấp các thông tin cá nhân như chứng minh thư, hộ chiếu và địa chỉ để xác minh danh tính. Quy trình KYC giúp bảo vệ nhà đầu tư khỏi các rủi ro như: lừa đảo, hack tài khoản, và mất tiền do giao dịch với các đối tượng không đáng tin cậy. Đồng thời, KYC cũng góp phần xây dựng một cộng đồng tiền điện tử lành mạnh và phát triển bền vững.
Quy trình xác minh KYC được sử dụng nhằm bảo đảm khách hàng không bị giả mạo. Nhờ vậy, thông tin cá nhân của khách hàng sẽ được bảo mật nghiêm ngặt, ngăn chặn tình trạng lộ thông tin cá nhân và dùng cho các mục đích xấu.
Tuy nhiên, bất kì quy trình xác minh nào cũng tiềm ẩn rủi ro. Một số đối tượng lợi dụng quy trình KYC để thực hiện các hoạt động lừa đảo tinh vi. Do đó, khách hàng cần cảnh giác, xem xét cẩn thận để biết được đâu là KYC thật, giả.
Để đảm bảo an toàn thông tin, khách hàng nên lưu ý một số điều sau đây:
- Kiểm tra nguồn gốc: Chỉ cung cấp thông tin cho các tổ chức, ứng dụng uy tín, có giấy phép hoạt động rõ ràng.
- Xác minh thông tin: Luôn kiểm tra lại thông tin trên website chính thức của tổ chức.
- Không chia sẻ mã OTP: Mã OTP là mã bảo mật cực kỳ quan trọng, không bao giờ được chia sẻ với bất kỳ ai, kể cả nhân viên của tổ chức.
- Lưu ý thêm là, khi xác minh KYC sẽ không thực hiện qua gọi điện thoại, nếu xuất hiện trường hợp này thì đây là lừa đảo.
Pi network có từ bao giờ?
Pi Network được chính thức phát hành vào ngày 14/03/2019. Ngày này còn có tên gọi là Pi Day.
Pi network của nước nào?
Mainnet là mạng lưới chính thức của một dự án Blockchain, nơi các giao dịch và dữ liệu được xác thực và ghi lại vĩnh viễn trên chuỗi khối. Mainnet đánh dấu việc dự án đã hoàn tất quá trình thử nghiệm và có thể hoạt động độc lập mà không cần phụ thuộc vào các Blockchain khác.
Pi Network chính thức triển khai trên Mainnet mở vào 20/02/2025. Vì là mạng lưới blockchain nên Pi Network không thuộc sở hữu của nước nào, nó là mạng lưới phi tập trung.
Pi network bao giờ lên sàn?
Pi Network chính thức triển khai trên Mainnet mở vào 20/02/2025. Các sàn giao dịch mua bán Pi Network là CoinDCX, OKX, and Bitget.
Sàn giao dịch mua bán Pi network
Các sàn giao dịch mua bán tập trung CEXs (centralized exchanges) đã cho Pi lên sàn như Bitget, BitMart, Gate.io, MEXC, Bybit, HTX, và OKX.
Đội ngũ Pi Network cũng đưa ra thông báo, ngày 14/03/2025 sẽ là hạn cuối để những người đào Pi thực hiện xác thực danh tính (KYC), và khẳng định đây là lần cuối cùng gia hạn để người dùng có thể chuyển Pi đã khai thác vào mạng chính (Mainnet), nếu không người dùng sẽ mất số Pi đã khai thác trước đây của mình. Theo đội ngũ sáng lập Pi Network, việc gia hạn này là giải pháp tối ưu để giúp những người đào Pi gặp khó khăn khi KYC có thêm thời gian để xử lý
Pi network lên sàn Binance chưa?
Ngày 28/02/2025, Binance đã kết thúc chiến dịch khảo sát cộng đồng về việc niêm yết đồng Pi trên sàn của mình, có gần 300.000 người (chiếm khoảng 0,12% trên tổng số tài khoản Binance) tham gia bình chọn và có tới 86% (khoảng 250.000 người) đồng ý niêm yết đồng tiền của Pi Network lên sàn.
Hiện tại, ngày 03/03/2025 thì Pi chưa niêm yết trên Binance.
Pi network bán ở đâu?
Bạn cần phân biệt về đồng pi và Pi IOU bởi vì đây là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau.
Đồng Pi
Cách duy nhất để có được tiền Pi là “đào” chúng thông qua ứng dụng Pi Network trên điện thoại thông minh của bạn. Bạn cần tích cực tham gia vào mạng trong giai đoạn phát triển này. Ứng dụng này được tải xuống và sử dụng miễn phí.
Vì vậy, mặc dù không có chi phí liên quan nhưng hiện tại đồng Pi không thể đổi lấy bất kỳ loại tiền tệ hoặc hàng hóa nào khác. Do đó, “giá trị” hiện tại của bất kỳ đồng tiền Pi nào mà bạn “đào được” đều bằng không.
Đồng Pi [IOU]
Trong khi các token Pi vẫn chưa hoạt động hoặc thậm chí chưa có trên các sàn giao dịch lớn, hàng triệu “Người tiên phong” trên khắp thế giới vẫn tiếp tục tích lũy đồng Pi mỗi ngày thông qua việc đào. Cho nên, khái niệm Pi IOU (hay “I Own You ~ Tôi nợ bạn”) xuất hiện. Pi IOU cho phép giao dịch đầu cơ đồng Pi trên các sàn giao dịch được chọn.
Giá đồng pi network hôm nay
Bạn có thể xem giá trực tuyến Pi network trên sàn Binance tại link:
https://www.binance.com/en/price/pi-iou
Lưu ý rằng khi giao dịch trên sàn CEX thì đây là giá Pi [IOU], không phải giá đồng Pi.
Pi network đăng ký ra sao?
Bước 1: Tải app Pi Network
Bạn truy cập vào Play Google (đối với bạn nào dùng điện thoại android) hoặc vào App Store (đối với bạn nào dùng điện thoại Iphone) và gõ chữ “PI Network” là sẽ ra ngay App để bạn tải và cài đặt.
Bước 2: Tạo tài khoản
Sau khi tải ứng dụng Pi network về điện thoại thì các bạn mở ứng dụng để đăng ký tài khoản Pi Network theo số điện thoại hoặc facebook. Ở bước này, chúng tôi khuyến khích đăng ký SỐ ĐIỆN THOẠI CỦA BẠN cho an toàn. Nếu bạn dùng số điện thoại chính chủ do bạn sở hữu càng tốt.
Bước 3: Nhập số điện thoại
Đăng ký số điện thoại mà bạn muốn. Không đăng nhập 2 tài khoản trên 1 điện thoại, 1 người chỉ được 1 tài khoản Pi Network.
Bước 4: Nhập mật khẩu
Bạn nhập mật khẩu và xác nhận mật khẩu.
Lưu ý là mật khẩu phải có ký tự in hoa, ký tự đặc biệt như !@#$% hoặc con số. Sau khi nhập xong thì nhấn Submit.
Bước 5: Nhập tên của bạn
Sau đó bạn nhập
- Tên của bạn (First Name) và
- Họ (Last Name)
Bạn cần nhập ĐÚNG họ tên trên giấy tờ CCCD.
Ví dụ họ tên trên CCCD/CMND: NGUYỄN TRẦN MINH THƯ
- Tên của bạn – First Name (gồm tên lót + tên, không dấu): TRAN MINH THU
- Họ của bạn – Last Name (không dấu): NGUYEN
Nghĩa là, bạn chỉ nhập 1 họ vào Last name. Lý do là bởi vì sẽ có bước xác minh KYC đúng với CCCD của bạn.
Còn Username là tên tài khoản, bạn có thể đặt bất cứ tên nào (không dấu), miễn là không trùng với những người khác.
- Nakamoto, Satoshi. ¨Bitcoin: A Peer-to-Peer Electronic Cash System¨.p.3, 2008.
- Blockchain Technology Overview. https://doi.org/10.6028/NIST.IR.8202
- ACT-IAC White Paper: Blockchain Playbook for the U.S. Federal Government.”
ACT-IAC, April 23, 2018, https://www.actiac.org/act-iac-white-paper-blockchainplaybook-us-federal-government. - “Majority Attack.” Bitcoin Wiki, https://en.bitcoin.it/wiki/Majority_attack.
- Lamport, L. “Time, Clocks, and the Ordering of Events in a Distributed System.”
Communications of the ACM, vol. 21, no. 7, January 1978, pp. 558–565.,
doi:10.1145/359545.359563. https://amturing.acm.org/p558-lamport.pdf.